Đại dịch toàn cầu Covid-19 không chỉ đe dọa đến sức khỏe của con người mà còn khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Thực tiễn đã chứng minh, doanh nghiệp muốn đảm bảo và tăng cường “sức đề kháng” trước đại dịch nhất định phải chuyển đổi số. Đây là liều vaccine tối ưu, đem lại hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp hiện nay.
CHUYỂN ĐỔI SỐ – LIỀU THUỐC SỐNG CÒN CỦA DOANH NGHIỆP
Bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến các hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực gặp vô vàn các thách thức, thậm chí là ảnh hưởng nặng nề. Có đến 85,500 doanh nghiệp giải thể trong tháng 8 năm 2021, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020, con số có xu hướng gia tăng theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
Tuy nhiên, số doanh nghiệp trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2021 cũng tăng 3,9% so với năm 2020, đạt kỷ lục với 26,142 doanh nghiệp. Khoảng 55% số doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam đã sử dụng công nghệ số để vận hành doanh nghiệp hiệu quả, trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp truyền thống là 38%. Điều này cho thấy tinh thần nỗ lực khởi nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và mở ra những cơ hội kinh doanh mới, thích ứng với xu hướng thị trường số hóa.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc chuyển đổi số chính là phương thức tất yếu để tồn tại, phục hồi và phát triển cho doanh nghiệp. Thực tế, những “anh lớn” trong chuyển đổi số tại Việt Nam có vẻ như cũng chỉ chuyển trạng thái sang “ngủ đông” mà không bị ảnh hưởng đáng kể. Hơn thế, nhiều doanh nghiệp trong số đó trở thành những đơn vị tiên phong tạo nên xu hướng chuyển dịch kinh tế mới. Đơn cử như Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI, từ hình thức mua vàng tại cửa hàng đã chuyển phương thức sang mua vàng online trên ứng dụng, khách hàng có thể ký gửi vàng với giá trị tương đương thị trường mà không cần trực tiếp đến cửa hàng. Điều này đã giúp DOJI cải thiện doanh thu đáng kể. Nổi bật nhất, do nhu cầu và thói quen mua bán từ dịch vụ hàng hóa cho đến thực phẩm thiết yếu của người dân đều thay đổi hoàn toàn sang các nền tảng trực tuyến, E-commerce (Thương mại điện tử) lên ngôi với những cái tên tiêu biểu như như Shopee, Lazada, TIKI, Now. Các khối siêu thị lớn cũng dần phát triển ứng dụng mua sắm online của riêng mình.
CLOUD – MŨI 1 TRONG LỘ TRÌNH VACCINE DOANH NGHIỆP
Nếu ví quá trình chuyển đổi số là vaccine cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì CLOUD (điện toán đám mây) được coi là mũi tiêm đầu trong lộ trình này. Các khảo sát cho thấy điện toán đám mây thực sự đã đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.
Cloud Computing (điện toán đám mây) là gì? Điện toán đám mây tượng trưng cho 1 tổ hợp các tài nguyên có thể cấu hình như mạng, máy chủ, bộ nhớ, ứng dụng và dịch vụ, được cung cấp quyền truy cập theo yêu cầu. Các máy chủ này liên kết với nhiều loại dịch vụ được cung cấp qua internet khác nhau. Hiệu năng máy tính cũng sẽ tăng tốc ở một mức rất cao với mô hình đám mây này. Không chỉ có thế, điện toán đám mây còn còn đem lại các lợi ích như:
- Nhanh chóng: Đám mây cho phép doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nhiều công nghệ để đổi mới nhanh hơn và phát triển gần như mọi nhu cầu. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu thập tài nguyên khi cần từ các dịch vụ cơ sở hạ tầng, như điện toán, lưu trữ, và cơ sở dữ liệu, đến Internet of Things, machine learning, kho dữ liệu và phân tích…
- Quy mô linh hoạt: Với điện toán đám mây, doanh nghiệp không phải cung cấp tài nguyên quá mức để xử lý các hoạt động kinh doanh ở mức cao nhất trong tương lai. Thay vào đó, Cloud tùy biến cung cấp lượng tài nguyên mà doanh nghiệp thực sự cần. Doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm quy mô của các tài nguyên này ngay lập tức để tăng và giảm dung lượng khi nhu cầu kinh doanh thay đổi.
- Tiết kiệm chi phí: Nền tảng đám mây cho phép thay chi phí vốn (trung tâm dữ liệu, máy chủ vật lý…) bằng chi phí biến đổi và chỉ phải chi trả cho những tài nguyên CNTT mà doanh nghiệp sử dụng. Bên cạnh đó, chi phí biến đổi cũng sẽ thấp hơn nhiều so với chi phí doanh nghiệp tự trang trải do tính kinh tế theo quy mô.
- Triển khai trên toàn cầu chỉ trong vài phút: Với đám mây, doanh nghiệp có thể mở rộng sang các khu vực địa lý mới và triển khai trên toàn cầu trong vài phút.
MŨI 2 NÂNG CẤP “ĐỀ KHÁNG DOANH NGHIỆP”
Cũng giống như thực trạng sử dụng vaccine phòng Covid-19, các mũi vaccine thứ 2 trở đi sẽ phụ thuộc vào mũi đầu. Với các loại thuốc A ở mũi 1, bạn có thể sử dụng cả B hoặc C ở lần tiếp theo, nhưng nếu bạn sử dụng thuốc B ở mũi 1 thì chỉ được sử dụng C ở mũi 2 và ngược lại.
Trong quá trình chuyển đổi số, nền tảng Cloud cho phép nâng cấp và sử dụng những công nghệ khác một cách linh hoạt và rất đa dạng. Điển hình, khi sử dụng dịch vụ của Amazon Web Services (AWS), chúng ta sẽ được tiếp cận hàng loạt các sản phẩm dựa trên nền tảng đám mây bao gồm các lĩnh vực: điện toán, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, phân tích, kết nối mạng, di động, công cụ dành cho nhà phát triển, công cụ quản lý, IoT, bảo mật và ứng dụng doanh nghiệp. Những dịch vụ này sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, giảm chi phí công nghệ thông tin và mở rộng quy mô.
Ngoài lựa chọn Cloud cho “Liều đầu vaccine”, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể cân nhắc tập trung vào các công nghệ khác như AI, Big Data, IoT hay Robotics… Điều này phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh cũng như khả năng kinh tế của từng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Cloud vẫn sẽ là một trong những bước đi tiền đề hiệu quả và mạnh mẽ nhất, phù hợp với tất cả các doanh nghiệp chuyển đổi số. Bên cạnh đó, doanh nghiệp dễ dàng có nhiều lựa chọn linh hoạt hơn ở các khâu nâng cấp, mở rộng, bổ sung dịch vụ trong tương lai..
Về VTI Cloud
VTI Cloud là Đối tác cấp cao (Advanced Consulting Partner) của AWS, với đội ngũ hơn 50+ kỹ sư về giải pháp được chứng nhận bởi AWS. Với mong muốn hỗ trợ khách hàng trong hành trình chuyển đổi số và dịch chuyển lên đám mây AWS, VTI Cloud tự hào là đơn vị tiên phong trong việc tư vấn giải pháp, phát triển phần mềm và triển khai hạ tầng AWS cho khách hàng tại Việt Nam và Nhật Bản.
Xây dựng các kiến trúc an toàn, hiệu suất cao, linh hoạt, và tối ưu chi phí cho khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của VTI Cloud trong sứ mệnh công nghệ hóa doanh nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi: Tại đây